Quần áo, dáng đi, nét mặt, cử
chỉ… sẽ gây ấn tượng đầu tiên khi bạn bước vào phòng. Do đó, cách bạn thể hiện
khi thuyết trình là điều vô cùng quan trọng. Những chiến lược về việc sử dụng
ngôn ngữ cơ thể sau đây sẽ giúp bạn thể hiện mình một cách hiệu quả.·
Vị trí cơ thể :
Đừng đứng ngay trước màn hình và che khuất
biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh, các công cụ nghe nhìn phục vụ quá trình thuyết trìnhcủa bạn.
Hãy đứng bên cạnh bảng hoặc màn
hình, bạn có thể chỉ tay hoặc dùng que chỉ hoặc di chuột để tập trung sự chú ý của
khán giả vào những điểm quan trọng.
Khi nói, hãy hướng vào phía khán giả, đừng nói
chuyện với màn hình hoặc sơ đồ trên bảng.
Đừng giấu mình đằng sau chiếc bục hoặc bàn hay
ngồi một nơi mà người nghe không thể nhìn thấy hoặc nghe thấy bạn.
Hãy đứng thẳng với tư thế chân
rộng bằng vai, đầu gối xuôi một cách tự nhiên khi bạn không đi lại trong phòng.
Tư thế đứng này sẽ giúp bạn
trông tự tin, thư giãn và có quyền lực.
Bạn nên tỏ ra thoải mái và không lúng túng,
hãy luyện tập vài lần để có được cảm giác đó.
·
Chuyển động
Hãy tỏ ra thật sinh động khi
thuyết trình.
Hãy chuyển động một chút, ngay
cả khi bạn phải đứng trên bục hoặc bên cạnh chiếc máy chiếu.
Đừng đi lang thang hay làm điều
gì kỳ quặc như chạy nhảy, lắc người, đi nhanh hoặc những hành động gây ra sự
xao lãng không cần thiết.
Hãy đưa ra những cử chỉ thật tự
nhiên nhưng đừng máy móc quá.
Hãy thận trọng, đừng đưa ra
những cử chỉ có thể bị xem là mất lịch sự hoặc gây khó chịu về mặt văn hóa.
Chẳng hạn, đối với khán giả người Nhật, dấu hiệu “O.K” mà người Mỹ hay dùng tay
ra hiệu lại mang ý nghĩa không tốt.
·
Nét mặt
Hãy dùng nét mặt để thể hiện sự
quan tâm, lòng nhiệt tình, sự thấu cảm và sự hiểu biết của bạn.
Những biểu hiện thích hợp sẽ
giúp bạn trở nên đáng tin cậy hơn đối với người nghe.
Hãy thành thật! Tốt nhất bạn
nên tự kiểm tra trước gương trước khi thực hành nét mặt.
Hãy thường xuyên mỉm cười một
cách tự nhiên.
Thường xuyên nhìn khán giả sẽ
giúp cảm thấy họ không phải người thừa.
Hãy dừng lại vài giây nhìn một
người nào đó trước khi đưa ánh mắt đến một người khác.
Nếu thời gian giao tiếp qua ánh
mắt kéo dài hơn từ 3-5 giây, người nghe sẽ cảm thấy không thoải mái.
Khi khán giả không nhìn bạn
nữa, đó sẽ là dấu hiệu đầu tiên cho biết họ không còn lắng nghe bạn.
Trên đây là một vài lời khuyên
về việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình. Hãy vận dụng chúng ngay trong
buổi thuyết trình sắp tới của bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét